Quy trình bao sái bàn thờ

Khi nào cần thực hiện bao sái bàn thờ?

Bao sái bàn thờ là một trong những phong tục truyền thống được thực hiện vào nhiều dịp khác nhau tùy theo quan niệm tôn giáo và mong muốn của gia chủ. Tuy nhiên, thường thì nghi thức văn khấn bao sái bàn thờ được tiến hành vào những dịp quan trọng sau:

  • Đầu năm mới: Đây là dịp quan trọng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình có một năm mới an lành, tốt đẹp và may mắn.
  • Ngày giỗ tổ tiên: Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến các tổ tiên đã qua đời, bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện cho gia tiên được an nghỉ nơi suối vàng.
  • Các ngày lễ Phật giáo: Như lễ Vu Lan, lễ Thanh Minh, lễ Vu Lan báo hiếu… Thông qua việc tiến hành văn khấn bao sái bàn thờ, người Phật tử mong muốn đưa tâm hồn mình vào không gian thiêng liêng, cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được bình an, hạnh phúc.

Các bước chuẩn bị để bao sái bàn thờ

  • Dưới đây là một số việc cần chuẩn bị trước khi đọc văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên và bắt tay vào dọn dẹp:
  • Chọn ngày đẹp bao sái bàn thờ
  • Theo tập quán của người Việt, mỗi năm đến gần Tết Nguyên đán, mọi người thường tiến hành đọc văn khấn bao sái bàn thờ, bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương. Việc này xuất phát từ quan niệm xa xưa rằng hạn chế xê dịch bát hương. 
  • Tuy nhiên, theo triết lý Phật giáo, bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên để giữ đúng ý nghĩa thật sự của việc thờ phượng. Con cháu không nên lệ thuộc quá nhiều vào mê tín dị đoan và không nên chờ đến cuối năm mới dọn dẹp bàn thờ. Nếu không, suốt 364 ngày còn lại, không gian tôn nghiêm có thể bị dơ bẩn và mất đi vẻ trang trọng vốn có.

Sắm lễ, mâm cúng

  • Một đĩa xôi
  • Một đĩa trái cây tươi theo mùa
  • Một miếng thịt heo luộc
  • Một ấm trà cùng bộ 5 chén nhỏ
  • Ba chén rượu nhỏ và một chén nước sôi để nguội
  • Hai lọ hoa tươi để trang trí bàn thờ
  • Ba lễ tiền vàng để cúng ông bà tổ tiên.

Chuẩn bị đồ lau dọn bàn thờ

sử dụng khăn sạch, vật dụng lau dọn dùng riêng cho bàn thờ. Tiếp đến, chuẩn bị một trong 3 loại nước dưới đây, đựng trong một chiếc chậu nhỏ dùng riêng để dọn dẹp bàn thờ.

Nước ấm

Để làm sạch bài vị, đồ thờ và bát nhang, gia chủ nên lấy nước ấm từ thau chậu sạch để giặt khăn, vắt khô và lau. Như đã đề cập ở trên, nên sử dụng khăn riêng để lau bát nhang, bài vị và đồ cúng. Cất gọn chậu nhỏ chứa nước ấm và khăn lau cho bàn thờ tại một góc trang nghiêm.

Nước ngũ vị hương tẩy uế

Gia chủ nên sử dụng nước ngũ vị hương tẩy uế, bởi thành phần trong nước ngũ vị hương tẩy uế gồm có quế, đinh hương, hồi, gỗ vàng, bạch đàn, nước này còn được gọi là nước cầu an hoặc nước phú quý.

Nước ngũ vị hương tẩy uế có bán dạng đóng chai ở các tiệm đồ cúng, trong chợ truyền thống hoặc có thể tự làm bằng cách đun sôi gói thảo dược rồi lọc lấy nước. Gia chủ dùng nước này để tẩy uế và làm sạch bàn thờ, đồ cúng.

Rượu gừng

Rượu gừng không chỉ có công dụng tốt cho sức khỏe mà còn là một loại nước dùng làm sạch bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có công dụng sát khuẩn, giúp đánh bay các vi khuẩn trên bề mặt bàn thờ và còn để lại hương thơm dịu nhẹ dễ chịu. Gia chủ có thể chuẩn bị sẵn một hũ rượu gừng để dùng cả năm, có sẵn bất cứ khi nào cần.

Lưu ý khi bao sái bát hương

Người thực hiện bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.

Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước thần linh.

Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.

Xem bài viết khác

DANH MỤC