I. MỘT SỐ VIỆC CỤ THỂ CỦA DÒNG HỌ BÙI DUY.
Ngày Lễ tế tổ: Thuộc đời thứ 1 trở đi
Ngày Lễ tế tổ hàng năm được tổ chức vào các ngày: Rằm tháng giêng để giỗ Thủy Tổ BÙI ĐĂNG KHA, ngày mồng hai (02) Tết giỗ Cụ BÙI DUY TIẾN đời thứ sáu (6) và ngày 20/9 (AL) đó là ngày giổ của cụ BÙI ĐĂNG LỚI đời thứ hai (2). Đại lễ tổ chức năm năm lần, thường tổ chức vào năm lẻ.
Trưởng tộc đời thứ 10 hiện nay:
Họ tên Trưởng tộc: BÙI HUY THẮNG, đời thứ 10 là con trai cả của Cụ ông Bùi Duy Diệm và Cụ Bà Trần Thị Bốn.
LỊCH CÚNG TẠI NHÀ THỜ TỔ HỌ BÙI DUY HÀNG NĂM
A. Lễ cúng giỗ các đời Trưởng Tộc:
a. Danh sách và ngày cúng:
STT | TÊN | ĐỜI | NGÀY GIỖ ÂM LỊCH |
1 | Cụ Bùi Đăng Kha | 1 | Rằm tháng Giêng |
2 | Cụ Bùi Đăng Lới | 2 | Ngày 20 tháng 9 |
3 | Cụ Bùi Duy Định | 3 | Ngày 10 tháng 5 |
4 | Cụ Bùi Duy Thượng (Phượng) | 4 | Rằm tháng 7 |
5 | Cụ Bùi Duy Khánh (Cả) | 5 | Ngày 12 tháng 10 |
6 | Cụ Bùi Duy Triện (Em thay thế) | 5 | Ngày 3 tháng 5 |
7 | Cụ Bùi Duy Tiến | 6 | Ngày 2 tháng Giêng |
8 | Cụ Bùi Duy Cầu | 7 | Ngày 10 tháng 10 |
9 | Cụ Bùi Duy Dục | 8 | Ngày 5 tháng Chạp |
10 | Cụ Bùi Duy Diệm | 9 | Ngày 3 tháng 10 |
b. Công tác chuẩn bị:
Trước ngày giỗ chính con cháu phải ra nghĩa của dòng họ thắp hương mời tổ tiên, ông bà…về tại nhà thờ Tổ để hưởng thực nhân ngày giỗ (kỵ cụ…xem văn cúng tại nghĩa trang chi tiết tại trang…)
Tối trước ngày giỗ/ kỵ phải cúng thiết vị (giấy tiền, hoa, quả, cau, trầu, rượu, tam sên…) tại nhà tiền đường (ban thần linh) để báo cáo cho Thần Linh biết ngày mai là ngày kỵ của cụ….(xem văn cúng thần linh tại trang…).
c. Công tác tổ chức và chi phí:
Lễ giỗ tổ từ đời thứ nhất (1) đến đời thứ 6 sẽ do hội đồng gia tộc họp thống nhất phương án tổ chức lễ và chi phí đóng góp theo quy định hàng năm.
Riêng cúng giỗ cụ Thủy Tổ Bùi Đăng Kha, chiều Rằm tháng giêng thêm phần họp hội đồng gia tộc (HĐGT) với nội dung: Tổng kết tình hình hoạt động của gia tộc trong năm qua bao gồm thêm phần thu chi tài chính để có cơ sở bổ sung hoặc giữ nguyên các khoản thu/chi…(nếu có) rồi thông báo cho tất cả con cháu gần xa biết thông tin.
Lễ giổ tổ từ đời thứ 7 trở về sau thì do Chi Trưởng chịu trách nhiệm phần tổ chức và chi phí.
d. Lễ cúng ngày giỗ chính:
Sắm lễ bao gồm: Giấy tiền, vàng, mã, kim ngân và các vật dụng sinh hoạt của các Cụ… Hương, hoa, quả, cau, trầu, rượu, nến thơm….
Làm cỗ xan ít nhất mỗi dòng một mâm (05 mâm) là mức tối thiểu.
Sớ cúng: đúng 9.55 phút là đọc sớ cúng theo quy trình.
Hóa vàng: trước khi kết thúc giờ ngọ (12-1h chiều) thì phải hóa vàng, sau khi hóa vàng gần xong thì rót những ly rượu cúng vào luôn. Tro hóa vàng thì thả xuống sông cho mát mẻ.
B. Lễ cúng Thường nhật
STT | NỘI DUNG CÚNG | ĐỒ LỄ | GHI CHÚ |
1 | Ngày mồng 1 và ngày rằm | Hoa, quả, cau, trầu, rượu | |
2 | Thanh minh ngày 3 tháng 3 | Có thêm cỗ xan | |
3 | Lễ cúng tất niên chiều 30 Tết | Có thêm cỗ xan | |
4 | Lễ cúng Tân niên ngày mồng 1 Tết | Có thêm cỗ xan | |
5 | Lễ cúng Tạ đầu năm ngày 3 Tết | Có thêm cỗ xan | |
6 | Lễ cúng bao xái ban nhà thờ đón Tết | Hoa, quả, cau, trầu, rượu | |
C. Công tác chuẩn bị lễ cúng thường nhật:
a. Lễ cúng ngày sóc vọng (mồng 1 ngày rằm hàng tháng):
Chiều ngày 30 và ngày 14 hàng tháng, người được HĐGT giao nhiệm vụ trông coi nhà thờ Tổ phải có trách nhiệm bao xái toàn bộ khu vực nhà thờ sạch sẽ. khoảng 7 giờ sáng ngày sóc vọng thì bày biện hương, đăng, hoa, quả, cau, trầu, rượu theo thứ tự đã sắp đặt. Đúng 8h sáng đến 17h chiều nhà thờ Tổ mở cửa để con cháu nội ngoại có thể mang lễ đến thắp hương cúng tổ tiên (lễ của ai mang tới cúng thì tự mang về để thụ lộc). Sau 18h chiều nhà thờ Tổ sẽ đóng cửa.
b. Lễ cúng thanh minh:
Theo truyền thống, Sáng ngày 3 tháng 3 AL hàng năm, con cháu trong dòng họ lên nghĩa trang dòng họ để làm lễ tảo mộ (bao xái lăng mộ như sửa sang, dọn dẹp mộ phần xong) thì tiến đặt lễ cúng tại ban thờ của nghĩa trang dòng họ. sau khi hương cháy được 2/3 thì tạ lễ và tiến hành hóa vàng xin lộc và mọi người trở về nhà Thờ Tổ để tiến hành làm lễ cúng Thần Linh và gia tiên.
- Sắm lễ cúng thanh minh ngoài mộ: Hoa tươi, trái cây, tiền vàng, rượu, nước, nến và mâm cúng (xôi, gà luộc hoặc thịt luộc).
- Sắm lễ cúng thanh minh tại nhà Thờ Tổ: Hoa tươi, trái cây, tiền vàng, cau, trầu, rượu, hương, đăng và mâm cỗ xan.
c. Lễ cúng cho ba (3) ngày Tết: bao gồm các lễ cúng như sau.
- Lễ cúng chiều ba mươi Tết:
- Lễ cúng giao thừa:
- Lễ cúng trưa ngày mồng một Tết:
- Lễ cung chiều ngày mồng một Tết:
- Lễ cúng trưa ngày mồng hai Tết:
- Lễ cúng trưa ngày mồng ba Tết (cúng tạ và hóa vàng)
D. Công tác chuẩn bị:
Sau 12h trưa ngày 23 tháng chạp hàng năm, sau khi cúng đưa tiễn ông công ông táo. Tùy theo năm sẽ xem ngày, giờ tốt thông báo cho Con cháu trong họ tộc (đã được phân công) tổ chức bao xái (lau dọn) toàn bộ khu vực nhà thờ Tổ sạch sẽ để chuẩn bị rước tổ tiên về nhà thờ Tổ đón Tết nguyên đán.
HĐGT lập danh sách và xuất quỹ họ để mua sắm đầy đủ lễ vật cho ba ngày Tết Tết nguyên đán bao gồm các hạng mục cần thiết như sau:
- Giấy tiền vàng mã, quần áo, kim ngân, vật dụng sinh hoạt (theo danh sách gia tiên, mỗi người một bộ). Riêng ban Thần Linh có thêm ngựa đỏ.
- Hươn thơm, hoa tươi, quả (05 loại quả cho 5 màu, tượng trưng cho ngũ hành).
- Beer, nước ngọt, nước suối, trà (chè xanh), rượu.
- Bánh, kẹo. Cau, trầu.
- Bánh chưng, bánh tét….
- Phần đóng góp thêm của con cháu, nội ngoại….
E. Lễ cúng ba (3) ngày Tết:
1. Lễ cúng Chiều ba mươi Tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
2. Lễ cúng giao thừa:
- Thành phần cúng lễ gồm có:
- Lễ vật cúng bao gồm: cau, trầu, rượu, chè xanh, xôi, chè.
- Sớ cúng
3. Lễ cúng trưa mồng một Tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
4. Cùng chiều ngày mồng một Tết (giống trưa mồng một Tết)
5. Lễ cúng Cụ Tổ trưa mồng hai Tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
6. Lễ cúng tạ trưa mồng ba Tết (lễ hóa vàng).
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng.
II. GIA PHẢ
Nhiều thế kỷ trôi qua, gia phả cổ của dòng họ đã tồn tại bằng văn tự Hán, lưu giữ thông tin kể từ thời xa xưa đến ngày nay. Tuy nhiên, với thời gian, những tờ giấy đã phai mờ, chữ viết bạc màu. Vì vậy, việc phục dựng phiên bản song ngữ bằng tiếng Hán và tiếng Việt trở nên cần thiết. Khải Định năm thứ nhất – Năm 1916, cuốn gia phả cổ viết lần đầu bằng tiếng Hán Nôm, xem duyệt bởi Song Quỳnh Tú Tài Nguyễn Tử Khả, con cháu được viết đến đời thứ 5. Đến Bảo Đại năm thứ 10 – Năm 1935, do con thế hệ thứ 7 (CỤ BÙI DUY CẦU) đứng ra lập. Thông tin trong gia phả lấy cả từ những đời trước, được ghi chép trên Bài Vị thờ tại nhà thờ họ tộc trong giai đoạn 1935-1936.
Đầu năm 2001, gia phả dòng họ đã được dịch và bổ sung thêm cho đến thế hệ thứ 8. Sau đó, cuối năm 2001, gia phả đã được cập nhật thêm thông tin cho đến thế hệ thứ 10. Tuy nhiên, thông tin chủ yếu vẫn tập trung vào việc ghi chép phả hệ, chưa thực sự hoàn chỉnh.
Hiện nay, gia phả đã được xây dựng đầy đủ với các nội dung như phả ký, phả hệ, phả đồ và ngoại phả. Quá trình bổ sung, cập nhật và hệ thống hóa thông tin đã được tiến hành một cách đồng nhất, và vào năm 2023, ông Bùi Duy Toàn đã thực hiện việc cập nhật và biên tập lại gia phả. Điều này giúp cho con cháu ở xa có cơ hội tìm hiểu về lịch sử dòng họ cùng nguồn gốc của tiên tổ qua các thế hệ.
Dưới đây là một phiên bản thể hiện thông tin mốc thời gian và nội dung của gia phả của dòng họ:
STT | Mốc Thời Gian | Nội Dung Gia Phả |
I | Khải Định năm thứ nhất – Năm 1916 | Cuốn gia phả cổ được viết lần đầu bằng văn tự tiếng Hán Nôm. Gia phả được xem xét và duyệt bởi Song Quỳnh Tú Tài Nguyễn Tử Khả. Lịch sử con cháu được ghi chép đến đời thứ 5. |
II | Bảo Đại năm thứ 10 – Năm 1935 | Gia phả cổ tiếp tục được bổ sung nội dung bằng văn tự tiếng Hán Nôm. Gia phả được xem xét, duyệt và công bố bởi Song Quỳnh Tú Tài Nguyễn Tử Khả. Lịch sử con cháu tiếp tục được ghi chép đến đời thứ 7. |
III | Đầu Năm 2001 | Cuốn gia phả được dịch sang song ngữ Hán – Việt, dựa trên nội dung gia phả cổ ban đầu. Bổ sung lịch sử con cháu cho đến đời thứ 8. |
IV | Cuối Năm 2001 | Gia phả tiếp tục được bổ sung thêm thông tin về các thế hệ con cháu thứ 10. |
V | Năm 2023 | Cuốn gia phả được biên tập và hệ thống lại đầy đủ bởi ông Bùi Duy Toàn. Lịch sử con cháu được bổ sung thêm cho đến đời thứ 12. |
Để tạo cơ hội cho con cháu xa xôi tìm hiểu về lịch sử dòng họ và nguồn gốc tiên tổ qua các thế hệ, ông Bùi Duy Toàn đã thành lập trang web https://giatocbuiduy.com/ và trang fanpage trên Facebook tại https://www.facebook.com/giatocbuiduy để chia sẻ thông tin và kết nối cùng những người quan tâm đến gia phả của dòng họ.
III. TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ BÙI DUY
Các đời tiên tổ họ Bùi Duy chúng ta, công đức lớn lao, nhiều đời đã hun đúc và che chở cho cây đức muôn cành vạn nhánh, Bóng mát xum xuê, gốc chắc, rễ sâu. Uống nước trong lành của nguồn nước quê hương, người ăn ở có gốc, có nguồn, thì phải nhớ cội rễ, phải hướng về tổ tiên.
Truyền thống của dòng họ ta với đức cao công dày, phẩm hạnh thật thà chất phát, có lễ, có nghi, có nhân, có hậu, cho nên lâu dài trường cửu, khí chất dồi dào, gia đình ấm cúng, phúc đức lâu dài để mãi về sau. Nhà nào nhà nấy nề nếp, ăn ở cư xử hòa thuận, nhất nhất một mực, trước sau như một. Chính vì lẽ này, con cháu chúng ta ngày càng đông đàn dài lũ, tạo nên một nguồn sống bền bỉ, một cội rễ vững chãi và có ích cho đời, làm tốt đẹp cho thói tục, làm vững mạnh nòi giống
Cứ mỗi lần mở gia phả của dòng tộc ra, con cháu các đời lại thấy sự kiêu hãnh về công đức vô lượng của các bậc tiên tổ, từ đời này tiếp nối đời khác nguyện phát huy truyền thống của tiên tổ, để các Chi Phái càng ngày càng tươi tốt, đại lộ đường đời càng ngày càng mở rộng. Hoa thêm mùi thơm, trái thêm quả ngọt. Gốc rễ ấy càng ngày càng vững chãi.
Xuân về, thu tới, bốn mùa bát tiết. Nghi lễ của họ Bùi Duy càng ngày càng sum họp, tất cả đều uống nước nhớ nguồn. Tâm đức ấy phúc hậu, muôn đời không bao giờ dứt.
IV. PHẦN CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG NGHĨA TRANG DÒNG HỌ
Nghĩa trang dòng họ Bùi Duy được xây dựng năm 1997, Từ mộ đất sang mộ bê tông. Bà con trong dòng họ Bùi Duy có đóng góp tiền của và công sức. Đặc biệt đình Tộc Trưởng đời thứ 10: Bùi Huy Thắng và Vợ Võ Thị Minh Nguyệt đã cung tiến gần như toàn bộ chi phí để nâng cấp hoàn thành nghĩa trang.
Tham gia trực tiếp tu sửa có ông:
STT | Họ và tên | Đời |
1 | Bùi Duy Liêu | Đời Thứ VIII – Chi 4 |
2 | Bùi Duy Lô | Đời Thứ IX – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành 3 |
3 | Bùi Duy Hùng | Đời Thứ IX – Chi 2 – Phái 1 – Cành 1 |
4 | Bùi Duy Đồng | Đời Thứ IX – Chi 3 – Phái 1 – Cành 1 |
5 | Bùi Huy Thắng | Đời Thứ X – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành Trưởng – Nhánh Trưởng |
6 | Bùi Duy Phương | Đời Thứ X – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành Trưởng – Nhánh 3 |
Tuy nhiên, theo thời gian vật liệu đã xuống cấp và kiểu dáng không còn phù hợp với thời đại nên năm 2017. Ông Bùi Huy Thắng cùng với các Ông Bùi Duy Toàn và Bùi Duy Đông tiến hành nâng cấp nghĩa trang xây dựng nâng cấp từ mộ bê tông sang toàn bộ mộ đá, cùng với Xây nhà lăng, ban thờ cúng Tổ tiên. Xây hàng rào bao quanh nghĩa trang dòng họ. Thời gian xây dựng 3 tháng.
Đầu tư đóng góp theo danh sách sau:
Số TT | Họ và tên | Đời | Hiện kim | Ghi chú |
1 | Bùi Huy Thắng | Thứ 10 | 175,000,000 | Chưa bao gồm thời gian giáp sát 03 tháng |
2 | Bùi Duy Toàn | Thứ 10 | 150,000,000 | Bao gồm chi phí lễ tạ bồi hoàn địa mạch tại nghĩa trang. |
3 | Bùi Duy Đông | Thứ 10 | 50,000,000 | Con Trai ông Bùi Duy Thu và Bà Trần Thị Nghị |
4 | Bà con trong họ đóp góp | | 32,800,000 | bà con trong họ đóng góp theo tự nguyện |
V. PHẦN CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ NĂM 1999
Vào năm 1999, Chủ đâu tư là gia đình tộc trưởng đời thứ 10: Ông Bùi Huy Thắng và Bà Võ Thị Minh Nguyệt cùng toàn thể các đinh trong dòng họ Bùi Duy xây dựng thống nhất xây dựng .
Các đinh trong họ tộc đóng theo nghĩa vụ giá trị thời năm 1999 là 150.000 VND/đinh (Một trăm năm mươi ngàn) cho một đinh.
Ngoài ra, tham gia trực tiếp xây dựng Nhà thờ gồm:
STT | Họ và tên | Đời |
1 | Bùi Duy Lô | Đời Thứ IX – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành 3 |
2 | Bùi Duy Hùng | Đời Thứ IX – Chi 2 – Phái 1 – Cành 1 |
3 | Bùi Duy Đông | Đời Thứ IX – Chi 3 – Phái 1 – Cành 1 |
4 | Bùi Huy Thắng | Đời Thứ X – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành Trưởng – Nhánh Trưởng |
5 | Bùi Duy Phương | Đời Thứ X – Chi Trưởng – Phái Trưởng – Cành Trưởng – Nhánh 3 |
VI. PHẦN CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ NĂM 2023
Như đã giới thiệu ở phần lịch sử nhà thờ. Do nhà thờ hiện nay đã xuống cấp nghiệm trọng, đặc biệt kiểu dáng và quy mô nhỏ không còn phù hợp với thời đại mới. Ngoài ra, xu thế những năm gần đây các dòng tộc khác trong làng cũng tiến hành cải tạo nâng cấp nhà thờ. Nên việc cải tạo, xây dựng mới…đã thôi thúc con cháu trong họ tộc ở quê nhà. Xét về khả năng kinh tế và các vấn đề khác. Mỗi đinh chỉ đủ khả năng đóng góp số tiền là 10.000.000 VND (mười triệu đồng) tương đương 0.16 chỉ vàng SJC. Tổng số tiền nếu đóng góp đủ của toàn bộ con cháu là khoảng 800.000.000 VND (tám trăm triệu) tương đương 13,3 lượng vàng SJC (tháng 3 năm 2023). Trong giá vật tư như: gỗ, xi măng, sắt thép và tiền công đều tăng khoảng 8% so với năm trước. Với ngân sách hạn hẹp này không đủ chi phí để làm lại toàn bộ nhà thờ Tổ đã xuống cấp nghiêm trọng (bổ sung thêm hình ảnh) và ghi chú:
Đứng trước hoàn cảnh này Ông Bùi Huy Thắng đã tổ chức họp Họ lần thứ 2 & lần thứ 3 để đi đến thống nhất như sau:
- Về vị trí nhà thờ mới: Toàn bộ nhà thờ mới sẽ được xây dựng quay ngay sát mặt tiền đường liên xã, quay về hướng Nam 178 độ.
- Quy mô nhà thờ mới: Bao gồm các hạng mục như: Cổng tam quan, nhà phương đình, nhà tiền đường, nhà Thờ chính….Với quy mô như vậy, thì ngân sách đóng góp chỉ đạt khoảng 10% so với tổng chi phí công trình.