1. Lễ cúng giỗ các đời Trưởng Tộc:
Danh sách và ngày cúng
Công tác chuẩn bị:
Trước ngày giỗ chính con cháu phải ra nghĩa của dòng họ thắp hương mời tổ tiên, ông bà…về tại nhà thờ Tổ để hưởng thực nhân ngày giỗ (kỵ cụ…xem văn cúng tại nghĩa trang chi tiết tại trang…)
Tối trước ngày giỗ/ kỵ phải cúng thiết vị (giấy tiền, hoa, quả, cau, trầu, rượu, tam sên…) tại nhà tiền đường (ban thần linh) để báo cáo cho Thần Linh biết ngày mai là ngày kỵ của cụ….(xem văn cúng thần linh tại trang…)
Công tác tổ chức và chi phí:
Lễ giỗ tổ từ đời thứ nhất (1) đến đời thứ 6 sẽ do hội đồng gia tộc họp thống nhất phương án tổ chức lễ và chi phí đóng góp theo quy định hàng năm.
Riêng cúng giỗ cụ Thủy Tổ Bùi Đăng Kha, chiều Rằm tháng giêng thêm phần họp hội đồng gia tộc (HĐGT) với nội dung: Tổng kết tình hình hoạt động của gia tộc trong năm qua bao gồm thêm phần thu chi tài chính để có cơ sở bổ sung hoặc giữ nguyên các khoản thu/chi…(nếu có) rồi thông báo cho tất cả con cháu gần xa biết thông tin.
Lễ giổ tổ từ đời thứ 7 trở về sau thì do Chi Trưởng chịu trách nhiệm phần tổ chức và chi phí.
Lễ cúng ngày giỗ chính:
Sắm lễ bao gồm: Giấy tiền, vàng, mã, kim ngân và các vật dụng sinh hoạt của các Cụ… Hương, hoa, quả, cau, trầu, rượu, nến thơm…
Làm cỗ xan ít nhất mỗi dòng một mâm (05 mâm) là mức tối thiểu.
Sớ cúng: đúng 9.55 phút là đọc sớ cúng theo quy trình.
Hóa vàng: trước khi kết thúc giờ ngọ (12-1h chiều) thì phải hóa vàng, sau khi hóa vàng gần xong thì rót những ly rượu cúng vào luôn. Tro hóa vàng thì thả xuống sông cho mát mẻ.
2. Lễ cúng Thường nhật:
STT | NỘI DUNG CÚNG | ĐỒ LỄ | GHI CHÚ |
1 | Ngày mồng 1 và ngày rằm | Hoa, quả, cau, trầu, rượu | |
2 | Thanh minh ngày 3 tháng 3 | Có thêm cỗ xan | |
3 | Lễ cúng tất niên chiều 30 tết | Có thêm cỗ xan | |
4 | Lễ cúng Tân niên ngày mồng 1 tết | Có thêm cỗ xan | |
5 | Lễ cúng Tạ đầu năm ngày 3 tết | Có thêm cỗ xan | |
6 | Lễ cúng bao xái ban nhà thờ đón tết | Hoa, quả, cau, trầu, rượu | |
3. Công tác chuẩn bị lễ cúng thường nhật:
Lễ cúng ngày sóc vọng (mồng 1 ngày rằm hàng tháng)
Chiều ngày 30 và ngày 14 hàng tháng, người được HĐGT giao nhiệm vụ trông coi nhà thờ Tổ phải có trách nhiệm bao xái toàn bộ khu vực nhà thờ sạch sẽ. khoảng 7 giờ sáng ngày sóc vọng thì bày biện hương, đăng, hoa, quả, cau, trầu, rượu theo thứ tự đã sắp đặt. Đúng 8h sáng đến 17h chiều nhà thờ Tổ mở cửa để con cháu nội ngoại có thể mang lễ đến thắp hương cúng tổ tiên (lễ của ai mang tới cúng thì tự mang về để thụ lộc). Sau 18h chiều nhà thờ Tổ sẽ đóng cửa.
Lễ cúng thanh minh
Theo truyền thống, Sáng ngày 3 tháng 3 AL hàng năm, con cháu trong dòng họ lên nghĩa trang dòng họ để làm lễ tảo mộ (bao xái lăng mộ như sửa sang, dọn dẹp mộ phần xong) thì tiến đặt lễ cúng tại ban thờ của nghĩa trang dòng họ. Sau khi hương cháy được 2/3 thì tạ lễ và tiến hành hóa vàng xin lộc và mọi người trở về nhà Thờ Tổ để tiến hành làm lễ cúng Thần Linh và gia tiên.
- Sắm lễ cúng thanh minh ngoài mộ: Hoa tươi, trái cây, tiền vàng, rượu, nước, nến và mâm cúng (xôi, gà luộc hoặc thịt luộc).
- Sắm lễ cúng thanh minh tại nhà Thờ Tổ: Hoa tươi, trái cây, tiền vàng, cau, trầu, rượu, hương, đăng và mâm cỗ xan.
Lễ cúng cho ba (3) ngày tết: bao gồm các lễ cúng như sau:
- Lễ cúng chiều ba mươi tết:
- Lễ cúng giao thừa:
- Lễ cúng trưa ngày mồng một tết:
- Lễ cung chiều ngày mồng một tết:
- Lễ cúng trưa ngày mồng hai tết:
- Lễ cúng trưa ngày mồng ba tết (cúng tạ và hóa vàng)
A. Công tác chuẩn bị:
Sau 12h trưa ngày 23 tháng chạp hàng năm, sau khi cúng đưa tiễn ông công ông táo. Tùy theo năm sẽ xem ngày, giờ tốt thông báo cho Con cháu trong họ tộc (đã được phân công) tổ chức bao xái (lau dọn) toàn bộ khu vực nhà thờ Tổ sạch sẽ để chuẩn bị rước tổ tiên về nhà thờ Tổ đón tết nguyên đán.
HĐGT lập danh sách và xuất quỹ họ để mua sắm đầy đủ lễ vật cho ba ngày tết tết nguyên đán bao gồm các hạng mục cần thiết như sau:
- Giấy tiền vàng mã, quần áo, kim ngân, vật dụng sinh hoạt (theo danh sách gia tiên, mỗi người một bộ). Riêng ban Thần Linh có thêm ngựa đỏ.
- Hươn thơm, hoa tươi, quả (05 loại quả cho 5 màu, tượng trưng cho ngũ hành).
- Beer, nước ngọt, nước suối, trà (chè xanh), rượu.
- Bánh, kẹo. Cau, trầu.
- Bánh chưng, bánh tét…
- Phần đóng góp thêm của con cháu, nội ngoại…
B. Lễ cúng ba (3) ngày tết:
1) Lễ cúng Chiều ba mươi tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
2) Lễ cúng giao thừa:
- Thành phần cúng lễ gồm có:
- Lễ vật cúng bao gồm: cau, trầu, rượu, chè xanh, xôi, chè.
- Sớ cúng
3) Lễ cúng trưa mồng một tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
4) Cùng chiều ngày mồng một tết (giống trưa mồng một tết)
5) Lễ cúng Cụ Tổ trưa mồng hai tết:
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng
6) Lễ cúng tạ trưa mồng ba tết (lễ hóa vàng).
- Thành phần cúng lễ gồm HĐGT và con cháu nội ngoại về thắp hương.
- Lễ vật cúng bao gồm: Ngoài cau, trầu, rượu chè, cỗ xan.
- Sớ cúng.