Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu là Nghi Chi. sinh năm 1807. tại thôn Long Tuyền, tổng Định Thới, phu Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, thành phố Cán Thơ). Thân sinh là cụ Bùi Hữu Đá (Có sách ghi là Bùi Hữu Vi), sống bằng nghề chài lưới. Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa thi đổ giải nguyên tại kỳ thi Hương ở trường Gia Định nên người đời thường gọi là Thủ khoa Nghĩa, tiếng tăm lẫy lừng, đã được dân gian xưng tụng trong câu ca dao:
“Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc họa, Lễ phú, Sang đãn, Nghĩa thi”.
Ít lâu sau, ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Tồn – con gái của ông Nguyễn Văn Lý. Đến thời vua Tự Đức, ông được triều đình diêu vê trấn nhậm phủ Trà Vang (nay là Trà Vinh) thuộc Long Hô (Vinh Long), dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện. Trong thời kỳ này bọn quan lại nhà Nguyễn tham nhũng, hối lộ. Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện vì tham của hối lộ nên đã bán kinh Láng Thé cho một nhóm người Hoa giàu có, cấm người Khmer đánh bắt cá tôm. Vì không chịu nổi bất công, một số dân Khmer do Nhêsrok (trưởng vùng) dẫn dân kiện đến Bùi Hữu Nghĩa đòi xét xử. Ông đã dựa vào chiếu chỉ của vua Gia Long mà phân giải, bênh vực quyền lợi cho nhân dân. Từ đó ông được nhân dân tin yêu, cùng chính vì thế ông bị đám quan lại trên cụ thù oán.
Suốt thời gian làm việc ờ Trà Vang, ông vẫn giừ đức tính ngay thẳng cương trực. Trước đó, có một lần ông đã sai lính đánh em vợ Bố Chánh Truyện về tội dựa thân thế quan trên để láo xược trước huyện đường. Vì chuyện này Bố Chánh Truyện luôn chờ cơ hội trả thù ông. Chính việc bênh vực cho bà con Khmer nghèo ờ Láng Thé đã là cơ hội tốt cho chúng trả thù. Ông bị bọn quan tham hãm hại dâng sớ về triều đình Huế kết tội ông là “xúi dân làm loạn, chủ mưu giết người” và đề nghị triều đình xử tử Bùi Hữu Nghĩa.
Thấy chồng bị oan ức, bà Nguyễn Thị Tồn một mình lặn lội ra kinh đô Huế minh oan cho chồng. Bà tìm đến tư dinh của cụ Phan Thanh Giản (đang làm Thượng thư Bộ Lại) trinh bày nỗi oan của chồng, bà cầm sớ kêu oan vào Tam Pháp Ty. Sau khi xem tờ trạng, nhà vua đã cho bộ hình thẩm định lại, Bùi Hữu Nghĩa được tha tội chết nhưng phải ra trận lập công chuộc tội. Còn bà Nguyễn Thị Tồn đã được Thái hậu Từ Dũ khen ngợi và ban cho bà một tấm biển để bốn chữ vàng: “Liệtphụ khả gia”. Giải được nỗi oan cho chồng, bà Tồn từ giã kinh đô trở về, đến Biên Hòa bà lâm bệnh nặng và qua đời ở nhà cha mẹ ruột.
Lúc bà Nguyễn Thị Tồn qua đời thì ông đang trấn nhậm ở đồn Vĩnh Thông, Châu Đốc với chức danh “Thủ Ngự”. Đồn Vĩnh Thông thuộc huyện Hà Âm, Tịnh Biên (An Giang), muốn hoàn thành nhiệm vụ, ông và quân lính phải chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ông trở về quê nhà sau ba năm xa cách và vợ ông mất cùng đã tròn ba năm, con gái đầu lòng Bùi Thị Xiêm cũng qua đời, ông ôm mộ khóc nức nở và ông làm một bài văn tế khóc vợ và con gái. Trước vong 1inh của người vợ can trường, ông còn tự trách mình vì chưa trọn đạo làm chồng:
“Lúc tôi nghèo, mình riêng gánh vác, lúc tôi oan, mình giỏi kêu ca, triều quận đều khen mình đáng vợ;
Khi mình đau, tôi chẳng đặng nuôi, khi mình chết, tôi không chôn cất, non sông đáng thẹn phận làm chồng”.
(Nguyền Văn Hầu dịch)
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, sau đó chiếm thành Gia Định. Đến tháng 6/1867, ba tỉnh miền Tây đã rơi vào tay giặc Pháp. Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, Thủ khoa Nghĩa cáo quan cùng với người vợ sau là bà Lưu Thị Hoán xin về quê nhà mở trường dạy học, hốt thuốc chữa bệnh cho dân lấy hiệu là “LiễuLâm chủ nhân”.
Ngoài việc dạy học Bùi Hữu Nghĩa còn cùng Phan Văn Trị tham gia Tao đàn Bà đồ, tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp. Vào tuổi 60, ông dùng ngòi bút thay gươm vừa để kêu gọi, cổ vũ tinh thần kháng chiến Cần Vương của nhân dân, vừa để lên án những tên quay lưng lại với đồng bào, đất nước. Thực dân Pháp đã nhiều lần tìm cách mua chuộc ông nhưng không thành công, vu khống ông có ý đồ chống Pháp, giam ông vào tù. Ông vẫn làm thơ, tỏ rõ tinh thần, ý chí cương trực của mình: “Đầu tôi không sợ rơi, chỉ sợ phải đội trời chung với kẻ thiêu đốt giang sơnnày’’.
Ông mất ngày 21 tháng giêng năm Nhâm Thân 1872, thọ 65 tuổi, ông là một nhà thơ yêu nước, một tác giả tiên phong của sân khấu tuồng Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Kim thạch kỳ duyên”. Nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ nói riêng và người dân Nam bộ nói chung.
Để tưởng nhở công lao cua ông, nhân dân trong vùng đã lập bài vị tôn thờ ông ở Đình Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Mộ của ông xây bằng đá ong vào năm 1942. Qua nhiêu lần trùng tu và tôn tạo, ngôi mộ của ông đã trở thành Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, khánh thành vào ngày 01/03/2013, tọa lạc tại quận Binh Thủy, thành phố Cần Thơ, đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1994.